Về với Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Gò Tháp, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông,...
Lăng cụ phó bản
Lăng cụ Phó bảng ở thành phố Cao Lãnh, đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng cụ phó bản
Lăng cụ Phó bảng ở thành phố Cao Lãnh, đây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng cụ Phó Bảng |
Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng, nhà sàn và ao sen Bác Hồ. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng - biểu tượng của các tỉnh miền tây .
Tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản gị, trang trọng mà gần gũi.
Tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản gị, trang trọng mà gần gũi.
Lăng cụ Phó Bảng |
Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.
Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận 7 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, được ví là một Đồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng ngập nước.
Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận 7 xã: Tân Công Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, được ví là một Đồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa dạng của vùng ngập nước.
Vườn quốc gia Tràm Chim |
Vườn Quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.588ha. Là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ - một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Sếu to cao trên 1,7m, bộ lông xám mượt, cổ cao, đầu đỏ, đôi cánh rộng.
Sếu đầu đỏ |
Hằng năm từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 là lúc đàn sếu bay về Tràm
Chim cứ trú. Đến đây vào thời gian này, bán sẽ chứng kiến từng đàn sếu
bay về hòa cùng các loài chim khác để kiếm ăn. Chính vì thế mà từ lâu
cái tên Tràm Chim đã trở nên quen thuộc với báo chí và nhiều tổ chức
quốc tế.
Vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở
rộng thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái
hấp dẫn. Nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cũng tài trợ để bảo
vệ tràm chim quý hiếm này. Đây chính là điểm hẹn lý tưởng cho du khách
bốn phương.
Khu di tích Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp, cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về
phía bắc, cách Tp. Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km Quần thể di tích Gò
Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp
Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà
Chúa Xứ.
Khu di tích Gò Tháp |
Các di tích trong Gò Tháp mang nhiều giá trị văn hoá - lịch sử. Tháp Cổ Tự cách gò Tháp Mười 100m về phía bắc, tương truyền có từ thời Thiệu Trị (1841 - 1847), trước đó là ngôi tháp thờ Chân Lạp. Qua khỏi chùa là đến khu căn cứ Ðồng Tháp Mười của cụ Ðốc Bình Kiều trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mộ và đền thờ cụ còn ở nơi đây. Ði tiếp là đến miếu Bà Chúa Xứ, gò Minh Sư. Hàng năm, khách thập phương kéo về dự lễ vía Bà rất đông.
Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.
Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mủa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.
Khu di tích Gò Tháp |
Tại đây, giới khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật văn hóa cổ,
đặc biệt là các di vật văn hóa thuộc nền văn minh Óc Eo. Di tích gò Tháp
Mười trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là căn cứ của các cơ
quan ở Nam Bộ.
Với giá trị văn hóa lịch sử phong phú, di tích Gò Tháp đã
được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng và trong tương lai sẽ được phát
triển thành khu du lịch hấp dẫn của vùng Ðồng Tháp.
Làng hoa kiểng Sa Đéc
Làng hoa kiểng Sa Đéc nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thị
xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, là một trong những trung tâm hoa kiểng miền
Nam. Làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa,
ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.
Lang hoa kiểng Sa Đéc |
Nói đến hoa và cây kiểng, người ta không thể không nghĩ đến địa danh
Sa Đéc hơn một trăm năm qua, Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề
trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Tại đây du khách có thể thấy, ở
đây các loại cây kiểng quí hiếm, tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại
cây rất bình dị gần gũi với đời sống người lao động như: khế, cau, bùm
sụm, sung, si, mai... qua bàn tay khéo léo, cần mẫn, tài hoa, với tâm
hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã trở thành những cây kiểng quí, có hình
dáng đẹp, lạ.
Ngôi làng có 4 mùa Xuân, dù bất cứ tháng nào, trong năm du
khách cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương
thơm. Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng
nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng Gờ-rơ-da màu tím sen; hồng Cơ-lê-ô-bát màu
hồng phấn; hồng Cô - kết màu gạch tôm, hồng Bờ-ri-đích-bạt-đo màu gạch
tôm đậm; hồng Phọt-ti-ni trong đỏ ngoài vàng; hồng Ê-li-da-bét phơn
phớt; hồng Mác-ca-ra màu cam; hồng Mét-sai màu trắng; hồng Công-phi-đan
màu vàng hột gà...
Lang hoa kiểng Sa Đéc |
Làng hoa kiểng Sa Đéc, một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chắc chắn
sẽ làm thoả lòng du khách khi đến với tỉnh Đồng Tháp sen hồng.